• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người Mông Vàng On vui xuân đón Tết cổ truyền

Trong 22 dân tộc ở Yên Sơn thì người Mông là dân tộc ăn Tết cổ truyền sớm nhất. Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa thiêng liêng của đồng bào dân tộc Mông với mong muốn năm mới những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với gia đình, bản làng và cộng đồng.

Cũng như những hộ dân khác ở thôn Vàng On, xã Trung Minh, cứ tầm 23 tháng Chạp gia đình anh Chú Seo Thào bắt đầu dừng lại công việc, nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Năm nay, anh mổ lợn sớm để tạ ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho dân bản có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và mọi điều may mắn trong năm qua, một phần để làm thực phẩm ăn trong những ngày tết, một phần mời anh em họ hàng đến ăn mừng cùng gia đình.

Gia đình anh Chú Seo Thào, thôn Vàng On mổ lợn từ 23 tháng Chạp

Những người đàn ông trong trong gia đình sẽ đảm nhận việc bắt lợn, mổ và chế biến các món ăn, còn các chị em phụ nữ sẽ gói bánh trưng được gói từ các nguyên liệu: gạo nếp cẩm, đỗ xanh và mộ số nguyên liệu thiên nhiên đặc trưng khác tạo cho bánh có màu hấp dẫn và bắt mắt hơn. Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, mâm cơm thịnh soạn được bày ra cũng là lúc các thành viên trong gia đình, anh em dòng họ và hàng xóm láng giềng ngồi quây quần cùng nâng những chén rượu thơm nồng đón năm mới. Khắp bản đâu đâu cũng rộn rã tiếng cười, tiếng nói cùng những lời chúc sức khỏe, bình an và chúc cho mùa màng tươi tốt. Ăn mừng một năm cũ đã qua, bắt đầu một năm mới với đầy những hy vọng may mắn, an lành.

Các chị em phụ nữ trong gia đình sẽ đảm nhận việc gói bánh trưng trong ngày Tết

Anh Chú Seo Thào, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn chia sẻ: Truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc người Mông trong tết cổ truyền không thể thiếu được bánh trưng, thường thì người Mông phải gói trước 4 đến 5 ngày để chuẩn bị cho con cháu mang đi chơi tết, còn mổ lợn thì cũng phải mổ trước từ ngày 20 đến ngày 27, 28 tháng chạp. Trong lễ tết, vui xuân của thanh thiếu niên có các trò chơi dân gian như: đánh cầu lông gà, đánh cù, đánh quay... đấy là cổ truyền của dân tộc Mông từ xưa đến hiện tại bây giờ vẫn còn lưu giữ được. Năm nay bà con nhân dân thôn Vàng On rất vui mừng phấn khởi được Đảng và nhà nước quan tâm nên có một cái tết rất khởi sắc.

Không chỉ ăn uống, người Mông còn thích đi chơi trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình. Khoác lên mình những bộ váy, áo đẹp nhất và mang theo khèn, đàn môi, đi chơi khắp các bản, tiếng khèn xập xòe theo mỗi bước đi, len lỏi trên những lưng trừng núi để giao lưu, tìm bạn. Những trò chơi dân gian truyền thống như đánh quay, đánh yến, đánh pao, hát đối… như là một thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông. Cùng nhau hòa vào âm thanh ngày xuân rộn ràng, tạo nên không khí rộn ràng, náo nhiệt khắp bản làng họ như quên hết bao vất vả của năm cũ, chỉ còn đó niềm vui, niềm hạnh phúc nơi rẻo cao.

Trò chơi dân gian truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Mông đó là đánh quay

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Vàng On đã được đầu tư đường giao thông, điện năng lượng mặt trời, nhiều chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội như 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững đã phát huy hiệu quả, đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, có nhiều khởi sắc. Nhiều hủ tục lạc hậu trong Tết cổ truyền được bà con dân tộc Mông dần xóa bỏ. Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện để đồng bào Mông phát triển kinh tế, gìn giữ phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Ném pao cũng là trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mông

Bà Lý Thị Thu Hằng, Chủ tịch UBND xã Trung Minh, huyện Yên Sơn cho biết: Đối với Trung Minh thì có hai nhóm Mông chính đó là Mông Trắng và Mông Hoa sống dải rác ở 5 thôn, đó là thôn Minh Lợi, Khuân Nà, Vàng On và thôn Khuổi Bốc, Bản Khẻ; Đối với địa phương trong thời gian qua cũng đã dành rất nhiều sự quan tâm cho các hộ đồng bào dân tộc Mông, đặc biệt là chú trọng đến vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đối với thôn Vàng On thì tháng 7/2023 địa phương đã tổ chức thành lập được CLB bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, từ khi thành lập đến nay thì CLB mỗi tháng tổ chức sinh hoạt và khôi phục lại các truyền thống của dân tộc Mông, ví dụ như là truyền dạy lớp thổi khèn, sáo và chữ viết, còn đối với sinh hoạt văn hóa dân gian thì đối với CLB vẫn lưu giữ được nét truyền thống như thêu thùa, rồi các làn điệu dân ca như hát giao duyên, những làn điệu hát chúc mừng ngày tết nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đối với những trò chơi khác thì bà con còn lưu giữ đó là đánh cù, đánh quay và đánh yến, đánh pao...

Khoác lên mình những bộ váy, áo đẹp nhất Người Mông mang theo khèn, đàn môi, đi chơi khắp các bản trong ngàyTết

Cuộc sống vật chất ngày càng được nâng lên, đời sống tinh thần của đồng bào Mông trên địa bàn huyện Yên Sơn cũng rất phong phú, cùng với sự thay đổi về nhận thức bà con đón Tết cổ truyền văn minh, tiết kiệm hơn, phù hợp với nếp sống văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, nhiều hủ tục lạc hậu đã được bài trừ. Và Tết cổ truyền của người Mông vẫn luôn là nét đẹp văn hoá, đặc sắc riêng biệt so với các dân tộc anh em khác./.


Tác giả: Viết Kiều
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 311
Hôm qua : 867