• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả từ chương trình 135 ở Trung Minh

Xã Trung Minh, là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn, những năm qua, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Chương trình 135, xã đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, góp phần làm cho diện mạo trên địa bàn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng cao.

Thôn Vàng On là thôn khó khăn đặc thù của xã Trung Minh, thôn có 104 hộ dân, đa phần là đồng bào Mông, cư trú phân tán tại 4 khu dân cư. Điều kiện sản xuất và đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn địa hình là núi cao, độ dốc lớn nên nhân dân thiếu đất sản xuất nông nghiệp, con đường từ xã lên thôn là đường đất, nhỏ hẹp, dốc cao, lầy lội, khó đi nhất là vào mùa mưa, thôn chưa có điện lưới quốc gia để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, và sản xuất. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, từ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là chương trình 135 đã được triển khai kịp thời, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả rõ rệt. Từ năm 2015 đến nay, thôn đã được nhà nước đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Gồm 4 điểm trường, 10 phòng học, nhà văn hóa thôn, cầu treo, cầu tràn, nắn dòng sối…., bên cạnh đó dự án cung cấp hệ thống điện mặt trời cho các khu vực chưa có điện lưới quốc gia do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam viện trợ được lắp đặt tại thôn, sẽ giúp cho người dân nơi đây được sử dụng ánh sáng điện, tạo thuận lợi cho việc học của trẻ em và ứng phó nhanh với biến đổi khí hậu. Hiện nay thôn đã có đường ô tô đến tận thôn. Qua đó, tạo thuận lợi cho con em đồng bào được đi học đầy đủ, người dân đi lại giao thương hàng hóa thuận lợi hơn.


Công trình cầu tràn Liên hợp 1 đi  thôn Vàng On được đầu tư từ chương trình 135 đã giúp người dân đi lại thuận tiện hơn

Xã Trung Minh hiện có 591 hộ với 2.566 nhân khẩu. Những năm trước đây, hệ thống đường giao thông đi lại trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn, do đa phần là đường đất. Do đó nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình 135 có vai trò và ý nghĩa rất lớn. Xã đã lồng ghép với các chương trình đầu tư khác như chương trình giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới... để tăng hiệu quả của các nguồn lực đầu tư. Từ nguồn vốn chương trình 135 đã tác động giúp một số hộ thoát nghèo, hộ cận nghèo có cuộc sống ổn định và đang trên đà phát triển, nhiều mô hình sản xuất kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, các vấn đề về an sinh xã hội từng bước được giải quyết. Xã đã được đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn trọng điểm như: Trụ sở  UBND xã, nhà văn hóa xã, Trạm Y tế, trường Mầm non trung tâm, Trường Tiểu học và THCS và các phân hiệu điểm trường, 8/8 nhà văn hóa thôn đã được xây dựng kiên cố, trong đó 2 nhà văn hóa được xây dựng từ nguồn vốn 135, hỗ trợ téc nước sinh hoạt phân tán, xây dựng các công trình bê tông hóa đoạn đường ĐT 185 đi thôn Bản Khẻ, công trình đập đầu mối thôn Bản Pình, cầu tràn thôn Bản Pài. Hệ thống giao thông nông thôn dần được hoàn thiện đã đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài xã. Đặc biệt thông qua Dự án “Nhân rộng mô hình giảm nghèo”, các hộ nghèo, cận nghèo đã mạnh dạn thay đổi tư duy, nhận thức trong cách làm ăn để phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê sinh sản, nhiều hộ gia đình đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng. Từ đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn xã, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến cuối năm 2021 xã còn 79,35 % tỷ lệ hộ nghèo và 12,85% tỷ lệ hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,2 triệu đồng/người/năm.

Với sự đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp đã tiếp thêm sức mạnh giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Trung minh nói riêng và huyện Yên Sơn nói chung, chính là đòn bẩy để đồng bào các dân tộc ở vùng miền núi ĐBKK từng bước vươn lên từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở địa phương./..


Tác giả: Tùng Lâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 874
Hôm qua : 810