• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển mình trong phát triển kinh tế của đồng bào Mông ở Kiến Thiết huyện Yên Sơn.

Không còn hiện tượng di dân tự do, phá rừng làm nương rẫy, người dân “An cư lập nghiệp”. Những năm gần đây đồng bào Mông ở Kiến Thiết huyện Yên Sơn đã có sự chuyển mình tích cực trong phát triển kinh tế, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phát triển trồng cây trồng cây ăn quả, trồng rừng, mạng lại hiệu quả ...

Với đức tính chịu khó, cộng với tinh thần ham học hỏi, tới nay gia đình ông Vàng Sèo Sình, thôn Làng Um xã Kiến Thiết đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế. Hiện gia đình ông đã trồng được 600 gốc cam vinh, 1200 gốc bưởi. Trong đó có 500 gốc cam Vinh, 200 gốc bưởi Cát Quế đang cho thu hoạch, doanh thu năm 2019 từ cây ăn quả đạt 160 triệu đồng, năm 2020 nay ước đạt trên 200 triệu đồng, hiện đã có tư thương đến đặt cọc mua cả vườn. Ông Sình là người đầu tiên của thôn Làng Um đưa cây cam Vinh và cây bưởi về trồng, học tập theo ông đã có nhiều hộ dân trong thôn thực hiện trồng cây ăn, hiện trong thôn có trên 20 ha, cam và bưởi, giúp nhiều hộ đồng bào Mông nơi đây vươn lên thoát nghèo.

Vườn cây ăn quả của gia đình ông Vàng Sèo Sình, thôn Làng Um xã Kiến Thiết huyện Yên Sơn

Không như gia đình ông Vàng Sèo Sình, gia đình ông Lưu Khải Hòa thôn Khổi Cằn, lựa chọn phát triển kinh tế thông qua trồng rừng gắn với sản xuất nông nghiệp, năm 2019 gia đình Lưu Khải Hòa, khai thác trên 1 ha rừng thu về hơn 100 triệu đồng, hiện gia đình đang quản lý 6 ha rừng trồng nguyên liệu. Trong đó có 3 ha rừng trồng năm 2016, 2 ha rừng trồng năm 2018 và 1 ha rừng trồng năm 2019, do chăm sóc đùng quy trình cây rừng phát triển tốt. Theo thông kê hiện tổng diện tích rừng trồng của xã Kiến Thiết có trên 500 ha, gần 100 ha cây ăn quả; Trong đó có 40% diện tích cây ăn quả đã cho thu hoạch, cây trồng chủ yêu là bưởi đường, bưởi da xanh, bưởi cát quế, cam vinh, các loại. Bên cạnh phát huy lợi thế về phát triển cây ăn quả có múi, cây lâm nghiệp, bà con người Mông ở Kiến Thiết cũng gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế: Về giao thông, thị trường tư thương ép giá, nhân dân trồng manh mún, tự phát, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Bà con mong muốn được nhà nước quan tâm nhiều hơn, qui hoạch thành vùng sản xuất cây ăn quả, đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp bà con sản xuất có hiệu quả, tiếp cận được các thị trường lớn trong nước. 

Người dân thôn Làng Um, xã Kiến Thiết huyện Yên Sơn đẩy mạnh phát triển cây ăn quả

Xã Kiên có 60% dân số là đồng bào dân tộc Mông, thông qua các Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã giúp cho đồng bào Mông nơi đây an tâm định cư, ổn định cuộc sống.  Song để người dân vươn len thoát nghèo, làm giầu. Thời gian tới, xã tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con người Mông nói riêng khắc phục tính tư ty, thụ động, nỗ lực vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên, phát huy lợi thế đất đai, khí hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế làm giầu chính trên quê hương mình.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 84
Hôm qua : 899