• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ghi nhớ lời Bác dạy

Anh Trịnh Văn Lực, thôn Đô Thượng 5, xã Xuân Vân (Yên Sơn) được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016-2021. Anh bộc bạch: “Tôi hiểu học tập và làm theo Bác là ...
                   Anh Trịnh Văn Lực

Từ nhiều năm trước, gia đình anh vốn gắn bó với cây bưởi. Tuy nhiên, mấy trăm gốc bưởi chưa đem lại hiệu quả cao vì anh thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật. Biết được nguyên nhân hạn chế của mình, anh đã không ngừng tự học hỏi qua sách, báo và kinh nghiệm của những người đi trước, tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi. Anh hoạch định mô hình kinh tế của mình cụ thể từng năm, từng giai đoạn, tính toán kỹ lưỡng về vốn. Cuối năm 2016, anh Lực chuyển đổi từ 1,5ha đất trồng cây ăn quả các loại có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng 150 cây bưởi Diễn và 100 cây bưởi Soi Hà. Một lần tình cờ thưởng thức bưởi Da xanh, anh thấy rất ngon nên đã lặn lội vào tận tỉnh Bến Tre mua cây giống đem về trồng thử nghiệm với diện tích 1,5 ha. Nhận thấy cây bưởi Da xanh hợp với thổ nhưỡng, anh mạnh dạn sản xuất giống để cung ứng cho thị trường. Anh đã thực hiện ghép mắt bưởi da xanh trên gốc cây bưởi chua, đây là phương pháp để cây bưởi có tuổi thọ dài và cho trái ngon.

Năm 2016, khi Nghị quyết số 16-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 - 2025 được triển khai, anh mạnh dạn phát triển quy mô mô hình kinh tế của gia đình theo hướng trang trại tổng hợp, hữu cơ bền vững. Anh Lực đầu tư chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt ban đầu diện tích chuồng là 700 m2 với 50 con lợn nái, 500 con lợn thịt, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đàn lợn của gia đình anh phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cho đến nay, gia đình anh đã mở rộng diện tích chuồng lên 1.200 m2 để nuôi 90 con lợn nái và trên 500 con lợn thịt. Nhằm tận dụng nguồn phân chuồng để cải tạo đất trồng, nâng cao năng suất chất lượng quả bưởi, anh Lực đã xây dựng lắp đặt hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh, ủ phân hữu cơ để chăm sóc cây trồng. Bưởi được chăm sóc, bón bằng phân hữu cơ nên sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, sai quả với chất lượng quả ngon hơn, giá bán cũng cao hơn. Đến nay, anh đã có 3 ha bưởi Da xanh và bưởi Diễn cho thu  hoạch. Hằng năm, nguồn thu từ cây bưởi và chăn nuôi trên 5,5 tỷ đồng; sau khi trừ chi phí còn thu về được gần 3 tỷ đồng.

Từ năm 2017 đến nay, mô hình kinh tế của anh Lực tạo việc làm cho 5 lao động trong thôn, thu nhập từ 4,5-6 triệu đồng/người/tháng, lúc cao điểm vào vụ thu hoạch tạo việc làm cho 10 đến 15 lao động. Hiện nay, anh đang tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi lợn. Dự kiến, đến tháng 5-2021, mô hình của anh Lực sẽ có khoảng 150 con lợn nái và khoảng 1.000 con lợn thịt.

Trước những thành quả của mình, anh Lực khiêm tốn nói: trong kháng chiến, Bác Hồ kêu gọi người nông dân “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!... Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập”. Giờ đây, người nông dân phải tích cực tăng gia sản xuất để xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. Lời Bác dạy tuy mộc mạc nhưng thôi thúc người nông dân như anh không nản lòng trước gian khó, tích cực lao động, sáng tạo và cống hiến. 


Tác giả: Theo TQĐT
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 646
Hôm qua : 810