• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vàng On hôm nay

Những ngày gần đây, một số cơ quan báo chí đăng tải nội dung cuộc sống không điện – không đường – không nước sạch của người dân thôn Vàng On xã Trung Minh. Để có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống của người dân nơi đây chúng tôi đã có cuộc tìm hiểu thực tế tại đây.

Nằm cách trung tâm xã Trung Minh 10 km thôn Vàng On nằm giữa bốn bề núi rừng mang vẻ đẹp hoang sơ. Theo tập quán của người Mông muốn ở nơi cao ráo, năm 1993 một số hộ đồng bào dân tộc Mông, Dao từ Hoàng Su Phì, Hà Giang về đây sinh sống. Đến nay thôn Vàng On đã có hơn 100 hộ gia đình sống rải rác ở các sườn đồi, có hộ cách trung tâm thôn đến 7km.  Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp cuộc sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều thay đổi.


Cầu treo Vàng On được nhà nước đầu tư xây dựng đã giúp nhân dân trong thôn đi lại giao thương thuận lợi

Từ con đường mòn vượt đỉnh núi, đến nay vào Vàng On đã có đường ô tô đên thôn. Qua suối có cầu tràn, qua sông có cầu treo. Từ năm 2015 đến nay, thôn đã được nhà nước đầu tư gần 10 tỷ đồng từ nguồn vốn của Trung ương, vốn chương trình 135, vốn kiên cố trường lớp học tỉnh Tuyên Quang để xây dựng cơ sở hạ tầng. Gồm mở đường vào trung tâm thôn,  4 điểm trường (10 phòng học), nhà văn hóa thôn, cầu treo, cầu tràn, nắn dòng sối…. Những cơ sở vật chất này đã tạo thuận lợi cho con em người Mông, người Dao đi học đầy đủ, người dân đi lại giao thương hàng hóa thuận lợi hơn. Anh Giàng Seo Mua, Bí thư Chi bộ thôn Vàng On chia sẻ: Nhờ Nhà nước mở đường, từ thôn đi ra trung tâm xã Trung Minh chỉ mất khoảng 20 phút đi xe máy, thay vì phải đi bộ theo đường mòn mất cả ngày như trước đây. Hàng hóa nông sản của bà con sản xuất ra có thể mang ra chợ bán thuận lợi. Rừng keo trồng đến tuổi thu hoạch ô tô cũng có thể đến tân chân lô để vận chuyển nên cuộc đời sống của bà con đã đỡ vất vả hơn xưa.


Gia đình ông Sùng Seo Chính chăn nuôi dê và trồng 2 ha rừng phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, từ những dự án phát triển sản xuất, những lớp dậy nghề, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông huyện, xã bà con Vàng On đã biết trồng lúa giống mới, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi gia súc hiệu quả. Đến nay hộ nào trong thôn cũng có từ 2 – 3 ha rừng, đây là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây. Ông Sùng Seo Chính, chia sẻ: Gần chục năm nay ông luôn duy trì nuôi gần 20 con dê. Đồng thời được cán bộ xã vận động trồng  rừng phủ xanh đất trống, ông đã trồng được 2 ha rừng. Diện tích này thu hoạch chắc chắn sẽ giúp ông có được khoản tiền lớn để trang trải cuộc sống.


Gia đình chị Hầu Thị Dua mới đầu tư 60 triệu đồng mua 03 con trâu để phát triển kinh tế.

Ngoài ra, từ những chương trình giới thiệu việc làm, nhiều bà con đã tìm được công việc tại công ty, doanh nghiệp, trong và ngoài tỉnh, để có thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững. Thanh niên Bàn Văn Truyền chia sẻ nhờ những chương trình giới thiệu việc làm của huyện, anh và mẹ mình đã tìm công việc ổn định tại Nhà máy Samsung Bắc Ninh. Có thu nhập ổn định giúp gia đình anh mua sắm được nhiều tiện nghi trong nhà để phục vụ cuộc sống.

Trước khó khăn của thôn là chưa có điện do địa hình phức tạp, chi phí kéo điện lưới quốc gia quá lớn, UBND huyện Yên Sơn đã nhiều lần khảo sát và làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hỗ trợ thôn trong việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.


Đại sứ quán Nhật Bản ký kết hợp đồng hỗ trợ Dự án điện năng lượng mặt trời, thôn Vàng On, xã Trung Minh.

Ngày 15/3/2022, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã  ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở với UBND huyện Yên Sơn. Theo đó dự án cung cấp hệ thống điện mặt trời cho các khu vực chưa có điện lưới quốc gia, được triển khai tạo thôn Vàng On, xã Trung Minh có quy mô vốn là trên 1,9 tỷ đồng. Thông qua dự án sẽ giúp cho các hộ gia đình đồng bào Mông, Dao ở đây sử dụng ánh sáng điện, tạo thuận lợi cho việc học của trẻ em, giảm tội phạm vào ban đêm và ứng phó nhanh với thiên tai... Dự án sớm được triển khai sẽ giúp cho niềm mong mỏi của người dân Vàng On trở thành hiện thực.


Công trình nhà lớp học Tiểu học Vàng On được đầu tư xây dựng kiên cố.

Đường giao thông cứng hóa vào Vàng On hiện nay đã được UBND huyện Yên Sơn khảo sát đưa vào kế hoạch trình UBND tỉnh công trình Bản Pình  đi Vàng On Trung Minh nối với Làng Phan (Hùng Lợi) bao gồm cả vốn ODA. Công trình giá trị 67 tỷ đồng. Trong đó đưa vào kế hoạch vốn giai đoạn 2021 – 2022 là 12 tỷ đồng. Số còn lại đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối với việc ô nhiễm nguồn nước Sông Phó Đáy theo phản ánh của người dân, việc này đã được Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn, Sở Tài nguyên Môi trường khảo sát tập trung làm rõ nguyên nhân. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng nguồn nước sông Phó Đáy đoạn chảy ra thôn Vàng On là do công ty TNHH giấy và chế biến gỗ Bình Trung có địa chỉ tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn xả nước thải ra môi trường. Trước thực trạng này, UBND huyện Yên Sơn, các đơn vị chức năng đang tiếp tục có ý kiến đề nghị xử lý dứt điểm tình trạng này để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người Mông, người Dao Vàng On đã và sẽ tiếp tục đoàn kết bảo nhau làm kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng bản làng ấm no.


Tác giả: Đặng Huyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.029
Hôm qua : 1.426