• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá trâu giảm mạnh người nông dân gặp khó khăn

Chăn nuôi đại gia súc là một trong những thế mạnh tại huyện Yên Sơn trong những năm qua. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, giá trâu hơi liên tục giảm mạnh khiến cho người nông dân gặp nhiều khó khăn.

Với 8 hộ liên kết chăn nuôi gần 50 con trâu, bò, Hợp tác xã (HTX) Quyết Tiến, xã Chiêu Yên đang phải nuôi cầm chừng do giá trâu hơi trên thị trường giảm mạnh. Ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc HTX chia sẻ: trước đây, đối với trâu thịt vỗ béo có giá khoảng 90.000 đồng/kg, bán 1 con thu về từ 60 đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên, trong năm 2022, giá trâu giảm mạnh, đến nay chỉ còn 50.000 – 60.000 đồng/kg, nếu bán chỉ được khoảng 50 triệu đồng. Như vậy, trung bình một con trâu sẽ lỗ 20 triệu đồng. Với giá thành thấp, các thành viên trong HTX đều không muốn bán trâu vào thời điểm này vì sợ lỗ. Hơn nữa việc chăn nuôi trâu vỗ béo tiêu thụ lượng thực phẩm lớn, nếu đến thời điểm mà không xuất chuồng sẽ gây ra nhiều áp lực đối với người nông dân. Bởi chi phí cho nguồn thức ăn cũng không hề nhỏ.  

Còn đối với HTX Nông nghiệp Yên Vân, xã Chiêu Yên chăn nuôi 20 con trâu sinh sản cũng không mấy khả quan, khi giá 1 con nghé đang từ 25 triệu giảm xuống chỉ còn 12-13 triệu đồng. Ông Phạm Đức Mạnh, Giám đốc HTX cho biết: từ đầu đến nay, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh covid 19 có nhiều diễn biến phức tạp, đồng thời đầu ra của sản phẩm phần lớn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhu cầu trong nước rất chậm, không có người thu mua, hoặc mua với giá rất thấp, vì vậy người nông dân không thể xuất đàn và vẫn phải duy trì chăn nuôi.

Hợp tác xã Quyết Tiến, xã Chiêu Yên gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi trâu

Toàn huyện Yên Sơn hiện có trên 12.000 con trâu. Với mức giá như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của người dân. Trước tình hình đó, ở nhiều địa phương, người dân đã thực hiện tiết giảm chi phí, ổn định sản xuất như cắt giảm nguồn thức ăn công nghiệp và tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây ngô,… ủ chua; tận dụng đất trống trồng cỏ để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời để chăn nuôi cầm chừng trong thời điểm hiện tại. 

Bà Nguyễn Thị Kiên, thôn 6, xã Thái Bình, nói: "Bà con rất mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, bình ổn giá trâu trên thị trường và tạo điều kiện cho người dân tìm được đầu ra ổn định. Hơn nữa, đối với gia đình tôi đang vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển chăn nuôi trâu sinh sản. Trước tình hình khó khăn hiện nay, chúng tôi mong rằng sẽ được kéo dài thời gian vay vốn để gia đình có điều kiện sản xuất tốt hơn". 

Với thị trường khó khăn như hiện nay, dù chăn nuôi cầm chừng nhưng cũng không tránh khỏi những chi phí đầu tư về chăm sóc, nguồn thức ăn. Do đó đòi hỏi người nông dân trên địa bàn huyện Yên Sơn cần có các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tiễn để hạn chế thấp nhấp rủi ro trong quá trình sản xuất./.


Tác giả: Thuỳ Dung
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 969
Hôm qua : 762