• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Trông cây lại nhớ đến Người"

Đã 68 năm kể từ ngày Bác Hồ về Lũng Trò thuộc thôn Đồng Hon, xã Trung Trực (Yên Sơn) ở và làm việc (từ 19-12-1948 đến ngày 10-1-1949). Thời gian Bác ở Lũng Trò tuy không lâu nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm và là động lực để người dân Trung Trực từng bước vươn lên xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Sức sống “Cây hoa Bác Hồ”

Ông Ma Phúc Quý, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Trung Trực, con trai ông Ma Phúc Nghiêm, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến xã Trung Trực tự hào cho biết, trong những câu chuyện bố mẹ ông vẫn kể cho con cháu nghe, chuyện về những ngày Bác Hồ chọn Lũng Trò sống và làm việc để lại dấu ấn đặc biệt sâu đậm. Từ chuyện bộ đội trong lũng dạy dân tập võ, vui văn nghệ; chuyện bà con trong thôn đóng góp tre nứa, lá cọ làm lán, đóng góp thực phẩm nuôi bộ đội... Cha ông ngày ấy ngoài việc tuyên truyền, vận động bà con trong thôn theo cách mạng, còn có nhiệm vụ tiếp tế cho Việt Minh đóng quân trong Lũng Trò. Mẹ ông, bà Đào Thị Hồng ngày ngày nấu cơm để chồng mình đưa cơm vào trạm gác, đánh kẻng cho bộ đội ra lấy. 


Ông Nguyễn Thanh Hùng, dân tộc Tày, thôn Lũng Trò cùng các cháu chăm sóc “Cây hoa Bác Hồ”.

Lũng Trò vốn là một thung lũng nhỏ, cách UBND xã Trung Trực hơn 2 km về hướng Nam. Đây là địa điểm kín đáo, bảo đảm an toàn, bí mật với rừng cây bản địa cổ thụ rậm rạp, không có dân ở; xung quanh có dãy núi Lũng Trò, Trải Ảnh bao bọc, phía trước có dòng suối Lũng Trò thuận lợi cho việc sinh hoạt. 

Theo sách  “Di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hành năm 2010, lán Bác ở Lũng Trò được làm theo kiểu nhà sàn, tầng trên để ngủ ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, vừa tránh được thú dữ, vừa tránh không khí ẩm thấp của núi rừng. Lán quay hướng Nam, nhìn xuống suối. Trước cửa lán, Bác trồng khóm hoa vừa để ngụy trang, vừa có hoa đẹp để ngắm. Từ căn lán này, ngày 19-12-1948, Bác Hồ đã viết Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm hai năm kháng chiến toàn quốc, Điện gửi nhân dân Pháp, gửi thư cho đồng bào Công giáo toàn quốc nhân ngày Lễ Thiên Chúa giáng sinh... Cũng tại đây, Bác gửi thư chúc mừng năm mới đến toàn thể đồng bào chiến sỹ nhân Tết Dương lịch 1949, ký Sắc lệnh thành lập một Hội đồng giáo dục có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ấn định chính sách và kế hoạch giáo dục, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà...

Sau khi Việt Minh rời Lũng Trò, người dân bắt đầu đến đây mở đất xây dựng nhà cửa, vỡ đất làm ruộng, làm nương. Khu vực lán ở, làm việc của Bác Hồ ở Lũng Trò giờ nằm trong diện tích đất ở của gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng, dân tộc Tày. Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, khi đến khai phá vùng đất này, những dấu vết về nền lán đã không còn, nhưng cây hoa Bác trồng vẫn còn xanh tốt và nằm sát khu vườn của gia đình. Ông Hùng chia sẻ, từ ngày còn là trẻ chăn trâu, năm nào ông cũng thấy khóm hoa Bác trồng nở đỏ thắm ven bờ suối, trải qua bao năm tháng, nhưng khóm hoa ấy không hề lụi tàn. Mặc dù thời đấy chưa biết đây là khóm hoa Bác trồng, nhưng lũ trẻ chăn trâu đã bảo nhau không thả trâu gần đó vì sợ làm hỏng cây hoa. Sau này, khi người già trong làng nói đây là cây hoa Bác trồng, người dân Lũng Trò đã thân thương đặt tên cây hoa là “Cây hoa Bác Hồ”. 

Ông Hùng bảo, tự hào lắm, vì hiếm có nơi nào có được kỷ vật thiêng liêng như vậy, nên dù không ai nhắc nhở, không ai trả công, vợ chồng ông vẫn ngày ngày chăm sóc khóm hoa. Trong những câu chuyện ông kể cho lũ cháu nghe mỗi ngày, ngoài những câu chuyện về thời kỳ ông còn trong quân ngũ, là cả những lời nhắc nhở để cháu con tiếp tục công việc bình dị mà thiêng liêng này. Với ông Hùng, mỗi ngày trông thấy cây hoa lại có thêm động lực nhắc nhở mình, con cháu mình sống tốt, lao động tốt, học tập tốt hơn... Đấy chính là may mắn, cũng là niềm tự hào của gia đình ông!

Vươn lên mỗi ngày

Trung Trực giờ vẫn còn là xã 135, nhưng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có nhiều thay đổi. Nhớ lời Bác trong thư chúc mừng năm mới viết năm 1949 tại Lũng Trò: “Đồng bào sẽ xung phong thi đua tăng gia sản xuất về mọi nghề, mọi ngành, diệt giặc đói, giặc dốt...”, Trung Trực đã tìm được hướng phát triển từ chính đồng đất của xã. Không còn thế độc canh cây lúa như trước đây, Trung Trực có 3 cây trồng chủ lực để giúp người dân thoát nghèo: Cây bưởi, cây chuối tây và rừng. Ý chí làm giàu đã “bén rễ” vào mỗi người con nơi đây. 

Tại thôn Đồng Hon, nơi có Di tích quốc gia Lũng Trò, chuyện làm giàu đang được người dân nơi đây thi đua mỗi ngày. Theo chị Vũ Thị Nhàn, Trưởng thôn Đồng Hon, cả thôn có 73 hộ thì còn 19 hộ nghèo. Bà con trong thôn không ai bảo ai, người đi trước hướng dẫn người đi sau, Đồng Hon giờ có gần 20 ha chuối tây, 20 ha rừng. Cây cam, cây bưởi cũng mới được đưa vào trồng thử ở thôn. 

Đảng viên trẻ Đỗ Xuân Hưng, Phó Trưởng thôn Đồng Hon bảo, trong thôn đã có hơn 20 hộ trồng bưởi rồi, ngay như nhà anh giờ đã có hơn 100 gốc bưởi, vụ thu hoạch vừa rồi cũng để ra được hơn 50 triệu đồng. Nhà ông Nguyễn Thanh Hùng, người tự nguyện chăm sóc khóm hoa Bác Hồ cũng có hơn 7 ha rừng, 1 ha cây ăn quả. Anh Hưng bảo, trong 19 hộ nghèo năm nay, thôn phấn đấu đưa 9 hộ thoát nghèo từ chính những mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả. 

Theo UBND xã Trung Trực, hiện xã đã được quy hoạch là một trong những vùng phát triển cây ăn quả của huyện Yên Sơn. Cả xã hiện có hơn 60 ha bưởi, 70 ha chuối tây. Gia đình anh Phan Chu Khoa, thôn Đồng Chãu là một trong những “trùm bưởi” ở đây, với gần 500 gốc bưởi Diễn và bưởi đường. Anh Khoa cho biết, trước đây đất vườn tạp quanh đồi bỏ hoang, sau khi đưa vài chục gốc bưởi về trồng quanh nhà, thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại cây màu khác nên vợ chồng anh dọn dẹp vườn tạp quanh nhà, đưa cây bưởi vào trồng. Anh Khoa tính toán, so với các loại cây trồng khác, cây bưởi cho thu nhập khá cao và ổn định, mỗi vụ trừ chi phí cũng lãi cả trăm triệu đồng. 

Phó Chủ tịch UBND xã Trung Trực Trần Quyết Thắng tự hào, phong trào trồng rừng ở Trung Trực giờ mạnh lắm. Trước đây, mỗi vụ trồng rừng phải vận động bà con, hướng dẫn từng bước một mà chật vật lắm mới hoàn thành kế hoạch. Giờ đến vụ trồng rừng, bà con tự giác vận chuyển cây giống về trồng. Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã hiện có 2.637,45 ha, trong đó có 24 ha đất rừng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất. Riêng trong năm nay, Trung Trực đã trồng được hơn 80 ha rừng.

Nói chuyện làm giàu từ rừng, người dân Trung Trực không ai không nhắc đến vợ chồng anh Trần Văn Tấn, chị Lý Thị Kiều, thôn Đồng Quảng. Những năm 90 của thế kỷ trước, vợ chồng anh chị từng bỏ quê sang Võ Nhai (Thái Nguyên) nuôi giấc mơ nhặt vàng làm giàu. Sau 3 năm bôn ba xứ người, tiền của chẳng thấy, đến niềm tin vào cuộc sống cũng gần như không còn, vợ chồng anh tay trắng trở về quê. Sai lầm này nối tiếp sai lầm kia, anh nhận liên doanh trồng rừng với lâm trường, nhưng lại phá rừng lấy đất trồng sắn, trồng ngô. Lấy công làm lãi, cuộc sống chẳng khá giả lên là mấy, câu “Ăn của rừng dưng dưng nước mắt”, lại thêm ám ảnh những ngày làm “bưởng vàng” khiến vợ chồng anh tỉnh ngộ, nghĩ đến việc trả nợ rừng!

Dành dụm được chút vốn liếng, anh chị mua 2 ha đất trồng keo, sau mỗi vụ khai thác, vợ chồng anh lại dành một phần tiền mua giống, phân bón, còn lại tiếp tục mua đất trồng rừng. Anh Tấn bảo, sống ở vùng quê cách mạng mà cứ nghèo, cứ làm trái pháp luật mãi thì thật có tội với cha ông, nên vợ chồng mình quyết tâm phải thay đổi chính bản thân mình, rồi vận động người nhà làm theo. Giờ anh chị đã có hơn 25 ha rừng, 6 ha chuối tây, thu nhập từ rừng năm vừa rồi cũng được gần 500 triệu đồng. Em trai anh Tấn là Trần Văn Minh, ở cùng thôn cũng có gần chục ha rừng và chuối tây, thu nhập từ rừng và cây ăn quả giúp vợ chồng anh dựng được ngôi nhà mới khang trang, nuôi các con ăn học nên người.  

Ở trước cửa UBND xã Trung Trực, cây hoa Bác Hồ được tách ra trồng từ khóm hoa ở Lũng Trò vẫn vươn mình xanh tốt mỗi ngày. “Trông cây lại nhớ đến Người”, đấy là cách người dân Trung Trực nhắc nhở nhau, không lùi bước trước 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 36,25
Hôm qua : 663