• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Yên Sơn

Sáng 21/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Dự có lãnh đạo Phòng GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn, cùng lãnh đạo cơ sở giáo dục bậc mầm non, tiểu học trong toàn huyện. 

Sáng 21/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Dự có lãnh đạo Phòng GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn, cùng lãnh đạo cơ sở giáo dục bậc mầm non, tiểu học trong toàn huyện. 

Đại biểu Phòng GD ĐT huyện Yên Sơn dự hội  nghị.

Đại biểu Sở GD ĐT  tỉnh Tuyên Quang dự hội nghị.

Văn nghệ mở đầu hội nghị.

Theo đánh giá tại Hội nghị, đối với bậc mầm non, trong giai đoạn 2021-2022, hầu hết các trẻ mầm non dân tộc thiểu số đều được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi. 100% cơ sở giáo dục mầm non có trẻ người dân tộc thiểu số đều triển khai thực hiện các giải pháp tăng dạy học tăng cường tiếng Việt. Giao tiếp bằng tiếng Việt cho tất cả các học sinh còn yếu về tiếng Việt. Ở trường, GV có thể sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng tiếng Việt. Đảm bảo 100% trẻ em 5, 6 tuổi ra lớp để thực hiện tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Quy mô trường lớp được quy hoạch đảm bảo cho giải pháp tăng cường tiếng Việt. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp tổ chức dạy học tiếng Việt, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương để giao tiếp, giáo dục học sinh. Ngoài ra giáo viên dạy các lớp thường xuyên chú trọng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp để phục vụ công tác dạy tiếng Việt cho trẻ đạt hiệu quả.

Đối với cấp tiểu học, giai đoạn 2021-2022 tỉ lệ học sinh thiểu số 6 tuổi vào lớp 1 tăng lên hằng năm. 100% các trường Tiểu học trên địa bàn huyện được cấp phát đầy đủ tài liệu tăng cường tiếng Việt của Bộ GD&ĐT. Cấp tiểu học đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường tiếng Việt 02 buổi/ngày, tăng thời lượng tiếng Việt trong tuần từ lớp 1 đến lớp 5; tăng cường tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục, dành thời gian luyện tập các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ở mức độ sơ giản trong môn Tiếng Việt, tiến hành kiểm tra thường xuyên trong mỗi buổi học. Đảm bảo học sinh dân tộc thiểu số học tiểu học trên địa bàn huyện thực hiện tốt 4 kỹ năng nói, nghe, đọc, viết và sử dụng thành thạo tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.

Đại biểu Phòng GD ĐT huyện Yên Sơn chủ trì phần tham luận.

Hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong triển khai Đề án thời gian qua như: Kinh phí thực hiện đề án còn hạn hẹp; cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học ở một số trường vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; phụ huynh chưa nhận thức đúng về tăng cường tiếng Việt cho các em; Biên chế giáo viên dạy tiểu học chưa đủ để thực hiện dạy đủ 2 buổi/ ngày …

Đồng chí Chẩu Bình Yên, Trưởng Phòng GD ĐT huyện Yên Sơn kết luận hội  nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn định hướng triển khai Đề án đến năm 2025, toàn huyện phấn đấu 100% trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt. Đồng thời yêu cầu các cơ sở cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho phụ huynh, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt; tăng cường học liệu, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường tiếng Việt; tăng cường công tác xã hội hóa. Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp dạy tiếng Việt; chỉ đạo các trường tiểu học đảm bảo điều kiện để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1 từ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018./


Tác giả: Thế Vinh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 36,04
Hôm qua : 1.517