A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Sáng 23-5, UBND tỉnh đã tổ chức phiên họp Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và kết quả thực hiện Đề án 06 trong 5 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh điều hành phiên họp. Dự họp có lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

Khai trương Trung tâm Giám sát – Điều hành thông minh

Trước khi bắt đầu phiên họp, tỉnh đã khai trương Trung tâm Giám sát – Điều hành hành thông minh tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm sẽ thu thập thông tin, số liệu kết nối đến cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị, địa phương giúp lãnh đạo tỉnh có các thông tin, dữ liệu trong điều hành, quy hoạch, định hướng phát triển.

Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành nhấn nút khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành hành
 thông minh tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Việt Hòa

Đồng thời phục vụ công tác điều hành, xử lý các tình huống khẩn cấp trên địa bàn tỉnh nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin tổng hợp chung và chi tiết về lĩnh vực chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, địa phương, giúp lãnh đạo tỉnh quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đem lại hiệu quả cao, phục vụ tốt hơn đối với người dân và doanh nghiệp.

Qua đó, kết nối thông tin, cập nhật dữ liệu phục vụ công tác xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn một cách bền vững.  

Trung tâm đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, nâng cao chất lượng công việc của bộ máy chính quyền các cấp.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nghe giới thiệu về Trung tâm Giám sát - Điều hành hành thông minh tỉnh Tuyên Quang. 
Ảnh: Việt Hòa

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, người dân có thể phản ánh trực tiếp từ hiện trường, từ cơ sở về Trung tâm Giám sát – Điều hành thông minh.

Qua đó, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền và tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống kinh tế và tinh thần cho người dân và toàn xã hội.

“3 chủ động” để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo báo cáo của UBND tỉnh, để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành và Thể chế số, tỉnh đã ban hành các văn bản, nghị quyết, chương trình hành động... và ký kết thỏa thuận hợp tác với 2 tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn FPT để phối hợp, hỗ trợ thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Việt Hòa

Toàn tỉnh hiện có 1.283 vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng BTS đang hoạt động, đảm bảo 100% thôn, bản, tổ nhân dân được phủ sóng điện thoại di động.

Về hoạt động chính quyền số, hệ thống dùng chung của tỉnh như hội nghị truyền hình trực tuyến, hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tỉnh hoạt động ổn định, hiệu quả.

Giữa tháng 3-2024, Sở Thông tin và Truyền thông chính thức đưa phiên bản hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh có chức năng Kho dữ liệu công dân vào hoạt động.

Người dân, doanh nghiệp khi đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia sẽ có không gian lưu trữ dữ liệu điện tử, giúp lưu giữ thông tin, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính công...Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã cung cấp 1.826 thủ tục hành chính trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương và lãnh đạo Công an tỉnh dự hội nghị. Ảnh: Việt Hòa

Về kết quả thực hiện Đề án 06, xác định năm 2024 là năm tập trung toàn lực thực hiện các nội dung là nền tảng thúc đẩy Đề án 06, tiến tới khẳng định kết quả của Đề án năm 2025, tỉnh đã triển khai đúng tiến độ đối với 73 nhiệm vụ được giao.

Trong đó có một số nhiệm vụ bứt phá như thúc đẩy chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, số hóa hộ tịch, làm sạch dữ liệu thuế hay mô hình điểm ứng dụng giải pháp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh điện tử mang lại tiện ích thiết thực phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số, như chưa có chính sách tỷ lệ chi tối thiểu và hướng dẫn định mức chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số; một số địa phương chưa chủ động, tích cực trong hướng dẫn người dân sử dụng các kênh tương tác với chính quyền, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng chưa thực sự phát huy hiệu quả; dữ liệu còn phân tán hoặc lưu trữ trên giấy, chưa được chỉnh lý, số hóa, kết nối về kho dữ liệu dùng chung, việc triển khai các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành trung ương duy trì còn chậm...  

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu tai cuộc họp.

Phát biểu kết luận phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ 5 tháng qua.

Đồng chí nhấn mạnh, khối lượng công việc trong chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 là rất lớn, chính vì vậy các cơ quan, đơn vị, địa phương cần nhìn thẳng vào khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, bám sát kế hoạch của trung ương, của tỉnh; tăng cường tuyên truyền phổ biến, quán triệt, nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất.  

Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 Tuyên Quang đặt mục tiêu hoàn thành 81 việc, Đề án 06 có 71 việc, các sở, ngành, địa phương rà soát danh mục thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch Chuyển đổi số chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; tập trung triển khai, sử dụng các nền tảng phục vụ chính quyền số theo danh mục các nền tảng số tập trung sử dụng trên toàn tỉnh; khẩn trương rà soát, chỉnh lý, xây dựng dữ liệu và kết nối về kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, đặc biệt đối với các dữ liệu do tỉnh đầu tư, đang lưu trữ tại các bộ, ngành phải thực hiện kết nối về kho dữ liệu dùng chung.

Lãnh đạo các sở, ngành dự hội nghị. Ảnh: Việt Hòa

Các đơn vị, địa phương ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc danh mục dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở đã phê duyệt, kết nối với Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; tập trung thực hiện các chỉ tiêu chưa đạt về chấm điểm xếp hạng chuyển đổi số, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu phục vụ chấm điểm năm 2023, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá theo lĩnh vực được phân công.

Đồng chí yêu cầu, các sở ngành địa phương phải thực hiện “3 chủ động”: Chủ động tháo gỡ, chủ động phối hợp, chủ động báo cáo khi vượt thẩm quyền.

Công an tỉnh tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong Đề án 06, đảm bảo đạt mục tiêu, yêu cầu giao; Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, nâng cấp hạ tầng, nền tảng dùng chung cho toàn tỉnh.

Các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đúng quy định, đề ra giải pháp cụ thể, thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao...

Tại phiên họp, UBND tỉnh công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Theo kết quả, Sở Tư pháp, thành phố Tuyên Quang, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) là 3 đơn vị đứng đầu về mức độ chuyển đổi số năm 2023.


Nguồn::Theo TQĐT Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Huyện mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 0
Hôm qua : 6