Nâng cao nhận thức pháp luật về hoạt động tôn giáo cho chức sắc và tín đồ

17/09/2024 - 15:32
409

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, sự đan xen, hoà đồng nhiều tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nét đặc trưng của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu đó,  Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; thực hiện bình đẳng, đoàn kết giữa các tôn giáo; khắc phục thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề mới nổi cộm mà căn nguyên của nó là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều hiện tượng mê tín dị đoan cũng như hoạt động truyền đạo trái pháp luật có xu hướng gia tăng, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới. Điều đáng lo ngại là một số tôn giáo lạ, tà đạo, tạp giáo đã nhen nhóm phát triển nhanh…

Yên Sơn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác an ninh tôn giáo trên địa bàn

Để nâng cao nhận thức pháp luật về hoạt động tôn giáo cho chức sắc và tín đồ và nhân dân các địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng: Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, thực hiện tốt việc triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến luật phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế.

Để nâng cao nhận thức về pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo cho chức sắc và tín đồ, việc truyền đạt là rất quan trọng. Việc này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên và người phụ trách công tác an ninh tôn giáo tại các đại phương. Đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn phù hợp, hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo; có uy tín và năng lực truyền tải thông tin; phải thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp tuyên truyền cũng như các thông tin mới về luật pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ.

Yên Sơn luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc

Linh hoạt, phù hợp với việc nâng cao ý thức pháo luật cho từng đối tượng một cách phù hợp: Trên thực tế, với mỗi tôn giáo có đặc thù riêng về giáo lý, giáo luật, đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Bởi vậy, trong tuyên truyền để phổ biến và nâng cao nhận thức của tín đồ và chức sắc các tôn giáo về pháp luật liên quan cần lựa chọn nội dung, đối mới phương pháp, hình thức tuyên truyền cho “trúng” và “đúng” với từng địa bàn, đối tượng. Các kỹ năng chuyển tải thông tin pháp luật tôn giáo tới người nghe phải đổi mới hướng tới hình thành ý thức pháp luật, thúc đấy các đối tượng quản lý học tập, nghiên cứu nhằm giúp mọi người hiểu rõ, thực hiện đúng, xây dựng thói quen tự giác tìm hiểu, học tập và chấp hành luật.

Về nội dung, tập trung tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; công tác xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo; quản lý Nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo... theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Về phương pháp, phải đa dạng, phong phú; kết hợp chặt chẽ giữa tiến hành thường xuyên với tuyên truyền theo chuyên đề, sự kiện, phù hợp với từng thời điểm và đối tượng; chú trọng tăng tính tương tác, tính thuyết phục, tránh lối tuyên truyền áp đặt, một chiều.

Đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng thời điểm và đối tượng

Về hình thức, cần chú trọng các hình thức tuyên truyền thông qua lồng ghép các tiết mục sân khấu hóa, thi tìm hiểu luật; gắn tuyên truyền, phổ biến luật với các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí, trợ giúp pháp lý lưu động, trao đổi, giải thích pháp luật, giải quyết tình huống, vụ việc liên quan đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa bàn, khu dân cư. Biên soạn và cấp phát các loại sách, tài liệu hỏi, đáp, tờ rơi, tuyên truyền lưu động, trên các loa truyền thanh ở thôn bản giới thiệu về các luật, Nghị định và các văn bản khác có liên quan đến an ninh tôn giáo và các hành vi nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật cho nhiều nhóm đối tượng…/.

Thực hiện: Viết Kiều

 

bình luận

Tìm kiếm

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN YÊN SƠN

Giấy phép xuất bản số: 80/GP-TTĐT của Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 12/10/2021

Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN YÊN SƠN

Đơn vị thường trực: Trung tâm Văn hóa - Truyền thông và Thể thao Huyện Yên Sơn

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Lê Quang Toàn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn

Số điện thoại liên lạc: 0913 933 996

Trụ sở cơ quan: Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn - Thị trấn Yên Sơn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang.

Điện thoại hỗ trợ: 02073 872 318; Email: yenson@tuyenquang. gov.vn

Ghi rõ nguồn "Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này.

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang