• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những mô hình kinh tế nhờ xuất khẩu lao động ở Tiến Bộ

Mỗi năm lao động đi xuất khẩu gửi về cho gia đình, bình quân một người từ 200 đến 500 triệu đồng, tùy theo công việc làm ở nước ngoài, đã giúp cho nhiều hộ dân ở xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn có cuộc sống khá hơn, xây nhà, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, đầu tư, phương tiện máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng sản xuất nông nghiệp, dịch vụ.

Gia đình bà Lê Thị Tranh, thôn Tân Biên 2, với cơ ngơi một ngôi nhà xây 2 tầng, diện tích mỗi tầng 100 m2, đầy đủ tiện nghi. Hiện đang tiếp tục hoàn thiện tiếp ngôi nhà nữa ở trung tâm thôn. Ngoài hai ngôi nhà gia đình còn mua được trên 3 ha đất trồng rừng, đầu tư nuôi trên 100 đõ ong. Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là nhờ 3 người con đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Trong đó, người con cả đi xuất khẩu vòng thứ 3 với 11 năm, người con thứ xuất khẩu vòng 3 được 8 năm, người con dâu vòng 1 được 4 năm, bình quân mỗi năm các cháu gửi về cho gia đình từ 600 đến 700 triệu đồng. 11 năm về trước gia đình bà Tranh là một trong những hộ nghèo của thôn, thiếu vốn, thiếu đất canh tác. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của xã, gia đình đã mạnh dạn gom vốn để đầu tư cho con đi xuất khẩu lao động. Công việc ổn định ở nước sở tại, đem lại nguồn thu gửi về cho gia đình, giúp cho gia đình có kinh tế khá hơn.

Ngôi nhà của gia đình bà Lê Thị Tranh, thôn Tân Biên 2, xã Tiến Bộ huyện Yên Sơn

Có được cơ sở bóc gỗ, đầy đủ máy móc, dây chuyền hiện đại như ngày hôm nay, tổng kinh phí đầu tư lên đến trên 2 tỷ đồng, của gia đình bà Trần Thị Sửu, thôn Tân Biên 2, xã Tiến Bộ, tất cả là nhờ có 6 năm đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Cơ sở đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 đến 12 lao động địa phương, với mức lương ổn định từ 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Nhờ có nguồn vốn, gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng trên 40 ha rừng, tạo nguồn gỗ sản xuất được ổn định. Học tập cách quản lý của nơi làm việc, áp dụng vào cơ sở, chuyển đổi cây trồng từ trồng keo sang trồng bạch đàn mô, qua đó đã nâng cao trữ lượng gỗ, hiệu quả trong quản lý sản xuất trồng rừng và sản xuất bóc gỗ. 

Hiện nay, trên địa bàn xã Tiến Bộ có trên 40 người đang thực hiện xuất khẩu lao động. Trong đó, năm 2022 có 8 lao động xuất khẩu, 2 tháng đầu năm 2023, có 2 lao động xuất khẩu. Việc xuất khẩu lao động trên địa bàn xã đã trở thành phong trào, có sức lan tỏa, góp phần làm thay đổi bộ mặt ở các thôn trên địa bàn./.


Tác giả: Xuân Huê
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 870
Hôm qua : 1.066