• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thầy giáo gieo chữ ở Vàng On

Thầy giáo Vũ Tiến Hậu đã có hơn 20 năm giảng dạy tại thôn Vàng On, xã Trung Minh, một trong những thôn khó khăn nhất của huyện Yên Sơn. Mong muốn của thầy là đưa con chữ đến với các em học sinh vùng cao. Có trí thức để chắp cánh cho các em vượt khó, xây dựng bản làng giàu đẹp.

Vượt qua hơn 5km đường đèo dốc trơn trượt chúng tôi đến điểm trường Đèo Ải, thuộc thôn Vàng On, xã Trung Minh. Tại đây thầy giáo Vũ Tiến Hậu đang dạy chữ cho các em học sinh thuộc lớp ghép 2+3. Thầy tâm sự, đoạn đường gian nan chúng tôi vừa đi qua là đoạn đường gắn bó cả tháng năm tuổi trẻ của thầy. Trước năm 2008 vào Vàng On chỉ có đi bộ. Các giáo viên như thầy Hậu mang quần áo vào bản sống với bà con, tháng chỉ về thăm nhà 1 đến 2 lần. Từ năm 2008 đến nay, được nhà nước quan tâm mở đường, vào thôn đã có thể đi xe máy. Nhưng những hôm trời mưa đường lầy lội, trơn trượt đi rất gian nan. Dạy học ở đây đã hơn 20 năm, thầy Hậu không khác gì người bản địa, đi xe máy cũng cừ khôi, băng qua tất cả những đoạn đường hiểm trở nhất.


Thầy giáo Vũ Tiến Hậu dậy lớp ghép 2+3 điểm trường Đèo Ải, thôn Vàng On, Trung Minh

Thầy giáo Hậu sinh năm 1974 tại xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn. Yêu thích nghề cao quý đứng đứng trên bục giảng truyền dạy con chữ cho các em nhỏ thầy Hậu đã theo học ngành nghề sư phạm và được phân công về giảng dạy tại trường Tiểu học Trung Minh. Năm 2000 với sự nhiệt huyết của người thanh niên trẻ, thầy giáo Hậu đã xung phong cắm bản tại Vàng On, thôn khó khăn nhất của xã Trung Minh để dậy học.

Vàng On nằm cách trung tâm xã Trung Minh khoảng 5km. Thôn có 2 điểm trường Tiểu học là điểm Trung tâm Vàng On và điểm Đèo Ải. Thầy giáo Hậu có 10 năm dậy ở Trung tâm Vàng On sau đó được phân công vào điểm Đèo Ải từ năm 2010 đến nay. Vàng On là thôn khó khăn nhất của xã Trung Minh, trong đó Đèo Ải là điểm cuối cùng của thôn. Trong thôn có hơn 100 hộ sinh sống trong đó có hơn 90% là đồng bào dân tộc Mông.  Trước năm 2010, nhiều học sinh ở Vàng On, nhất là những em người dân tộc Mông thường xuyên nghỉ học để theo gia đình lên nương làm rẫy. Phụ huynh nhận thức hạn chế, chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình.

Là thầy giáo bám bản thấu hiểu những khó khăn của học trò và gia đình các em. Thầy Hậu đã phải học thông thạo tiếng Mông để đến từng gia đình vận động, thuyết phục phụ huynh cho con đến trường. Những ngày mùa đông thời tiết giá rét, trời mưa đường đi lầy lội cũng không làm chùn bước chân người thầy giáo. Nhờ sự kiên trì vận động, yêu mến học sinh như con em mình  đến nay, các em học sinh ở Vàng On đã đi học đông đủ và thường xuyên đảm bảo sĩ số. Học sinh tự tin, hiểu biết hơn, tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt việc học tập và rèn luyện ngày càng tăng.

Không chỉ góp phần khai sáng con chữ con em người Mông, ngoài công việc dạy học, thầy giáo Vũ Tiến Hậu còn còn đóng vai trò là một “cán bộ dân vận”. Ngoài giờ dạy, thầy dành thời gian tham gia lao động sản xuất cùng đồng bào để trao đổi, kết nối giữa giáo viên và phụ huynh, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác qua những câu chuyện, thầy đóng góp ý kiến, tuyên truyền bà con về ổn định nơi cư trú, phát triển kinh tế gia đình. Tuyên truyền bà con giữ mối quan hệ đoàn kết trong thôn. Anh Giàng Seo Sình, trưởng thôn Vàng On cho biết: Là người gắn bó với các thế hệ học sinh ở bản nên thầy Hậu được người dân ở Vàng On yêu mến như người thân trong nhà.

Với sự đóng góp của những người giáo viên cắm bản như thầy giáo Hậu sẽ giúp cho bản làng người Mông đổi thay, khởi sắc từng ngày.


Tác giả: Đặng Huyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 244
Hôm qua : 580