• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng ngày 15/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Dự Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Dự hội nghị tại điểm cầu huyện Yên Sơn dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Ninh Thái, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; Phạm Kiên Cường, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Hữu Phương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện ủy, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện.

Lãnh đạo dự Hội nghị tại điểm cầu huyện Yên Sơn

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX và Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trưng du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng. Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong vùng và cả nước. Kinh tế vùng tăng trưởng khá, đạt mức bình quân trên 10%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 và 8,15%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020, cao hơn mức trung bình cả nước. Quy mô kinh tế được mở rộng, đạt 688,9 nghìn tỉ đồng vào năm 2020, chiếm 8,54% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 54,14 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trong đó thuỷ điện, kinh tế cửa khẩu và du lịch trở thành những ngành kinh tế quan trọng; cơ cẩu lao động chuyển dịch tương đổi nhanh, tạo ra nhiều việc làm mới, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở mức thấp. Phát triển kinh tế - xã hội được kết hợp chặt chẽ với tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là an ninh biên giới và các địa bàn trọng yếu. Diện mạo của vùng đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh khẳng định Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là "vùng trũng" trong phát triển của cả nước, liên kết vùng còn yếu.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Xác định vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội; môi trường sinh thái; quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển nhanh và bền vững vùng, từng bước thu hẹp trình độ phát triển và mức sống của nhân dân trong vùng so với các vùng khác trong cả nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa không chỉ về kinh tế - xã hội mà trước hết là về chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của các địa phương trong vùng và cả nước. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng Sông Hồng, Thủ đô Hà Nội; phát triển công nghiệp chế biển, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu, du lịch; bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn; đầy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái và an ninh nguồn nước. Một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước; bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.

Tầm nhìn đến năm 2045, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước; bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường./.


Tác giả: Viết Kiều
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 469
Hôm qua : 1.397