• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN SƠN
Tin liên quan
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Yên Sơn: Phát triển vùng chuyên canh

Từ năm 2008 trở lại đây các vùng chuyên canh của huyện Yên Sơn đã và đang đem lại giá trị kinh tế cho người dân, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông nghiệp. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung còn tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên ...

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Yên Sơn, vụ xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 400 ha lúa đặc sản, nhiều hơn vụ xuân năm 2012 40 ha. Lúa đặc sản được cấy tập trung tại 4 xã: Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán và Lang Quán. Thực tế cho thấy, các giống lúa đặc sản Hương thơm 1, Tám thơm đưa vào gieo trồng cho năng suất cao hơn khoảng 3 - 5 tạ/ha đối với các giống lúa thuần và 7 - 9 tạ/ha đối với các giống lúa lai, giá trị kinh tế thu được cao hơn 2,4 triệu đồng/ha so với các giống lúa thuần và 5 triệu đồng/ha so với các giống lúa lai. Theo giá cả thị trường hiện nay, trồng lúa đặc sản bình quân mỗi vụ người nông dân đạt giá trị canh tác 60 triệu đồng/ha.


Ông Vũ Quốc Bảo, thôn Soi Hà, xã Xuân Vân chăm sóc bưởi.

Ông Hà Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Trước đây, huyện Yên Sơn chủ yếu gieo trồng bằng các giống lúa truyền thống cho năng suất và sản lượng không cao. Từ khi có dự án đưa các giống lúa mới, lúa đặc sản, qua thử nghiệm và canh tác thực tế đã cho thấy hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ rệt. Huyện tiếp tục phát huy hướng sản xuất này, phấn đấu đến năm 2015 sẽ gieo cấy từ 800 - 1.000 ha lúa đặc sản. Bên cạnh đó, huyện cũng đã quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung trên 1.957 ha tại 8 xã, trong đó phát triển vùng nhãn tại xã Thái Bình; cây na, bưởi ngọt tại Lực Hành, Phúc Ninh; cây hồng tại Xuân Vân, Trung Trực; cây cam, quýt tại xã Thắng Quân, Tứ Quận. Hiện nay, các xã Xuân Vân, Quý Quân và Lực Hành đã trồng được 168 ha cây bưởi Diễn, bước đầu cho sản phẩm chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, dễ tiêu thụ...

Nhờ việc quy hoạch phù hợp với điều kiện đất đai các vùng nên nông dân nhiều xã đã vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống nhờ thu hoạch từ hoa quả. Tiêu biểu như xã Lực Hành có 100 ha na, 60 ha bưởi ngọt, mỗi năm thu trên 3 tỷ đồng. Vụ na vừa rồi, nhiều gia đình trong xã đã có thu hoạch lớn, tiêu biểu như gia đình chị Nguyễn Thị Nga có 700 gốc na, thu được 50 triệu đồng; gia đình anh Nguyễn Chí Mân, có 2 ha na, thu được 60 triệu đồng. Bưởi ngọt Xuân Vân đã thực sự trở thành cây thu nhập mũi nhọn. Nhiều hộ không những vươn lên thoát nghèo mà còn làm giàu từ bưởi như gia đình các ông Vũ Quốc Bảo, Lê Thuận Hải, Nguyễn Tiến Phúc…

Anh Triệu Văn Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Vân cho biết, đến nay xã có 47 ha bưởi, góp phần tăng mức thu nhập 500.000đồng/người/tháng (năm 2005) đến nay lên 850.000 đồng/người/tháng. Cây bưởi tạo việc làm cho hàng trăm lao động khi mùa thu hoạch. Sản phẩm bưởi ngọt Xuân Vân đã có thương hiệu và vươn ra nhiều địa phương tại miền bắc như như Hà Nội,Vĩnh Phúc.

Với 2 vùng chuyên canh lớn là vùng chè trên 2.600 ha và vùng mía nguyên liệu gần 2.000 ha đã tạo ra vùng sản xuất hàng hóa mang lại lợi nhuận vượt trội cho người dân trong huyện. Nguồn thu từ 2 vùng chuyên canh này năm 2012 đạt trên 3.000 tỷ đồng. Từ năm 2011 đến nay, thực hiện chủ trương phát triển vùng nguyên liệu mía để phục vụ cho Nhà máy Đường Tuyên Quang tại xã Bình Xa (Hàm Yên), toàn huyện đã đưa diện tích vùng mía nguyên liệu lên 2.000 ha, được trồng ở 30/31 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Không chỉ những xã có truyền thống trồng mía với diện tích lớn như: Phúc Ninh 507 ha; Chiêu Yên 471 ha… mà mía còn được phát triển tới các xã vùng ATK như: Kim Quan, Phú Thịnh, Đạo Viện, Công Đa... Đồng thời, huyện luôn chú trọng việc phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương mở các lớp tập huấn cho các hộ về kỹ thuật trồng, chăm sóc và đưa giống mía mới, năng suất cao vào trồng. Nhờ đó, năng suất mía không ngừng tăng, năm 2005 đạt 57 tấn/ha, năm 2012 tăng lên 66,3 tấn/ha, cung cấp gần 140.000 tấn mía nguyên liệu cho Nhà máy Đường Sơn Dương.

Đồng chí Phạm Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Chiêu Yên cho biết, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, hiện vùng nguyên liệu mía của xã đã có tới 471 ha. Nhiều hộ nhờ trồng mía đã thoát nghèo, làm giàu hiệu quả như gia đình thương binh Đinh Công Bao, thôn Minh Quang có trên 2 ha mía, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Theo thống kê của UBND xã Chiêu Yên, trung bình sau mỗi vụ thu hoạch mía, hộ nhiều thu nhập hàng trăm triệu đồng, hộ ít cũng được khoảng 30 đến 40 triệu đồng. Hiện nay, Chiêu Yên trở thành một trong những xã có diện tích trồng mía lớn của huyện Yên Sơn.     


Tác giả: Theo Baotuyenquang.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thông tin tổng hợp

Thông tin tổng hợp

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 185
Hôm qua : 1.375